Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Để có thể chế biến ra các món ăn dặm cho bé 6 tháng được thành công thì không thể thiếu các dụng cụ ăn dặm đúng chuẩn để các mẹ có thể sử dụng rồi. Sau đây là một số dụng cụ giúp các mẹ có thể nấu bữa ăn dặm cho bé một cách dễ dàng hơn.

Cốc nấu cháo


cac mon an dam cho be 6 thang tuoi

Đối với cốc nấu cháo thì mẹ sẽ có 2 lựa chọn là dụng cụ nấu cháo dùng cho nồi cơm điệm và dụng cụ nấu cháo dùng cho lò vi sóng. Với hai loại dụng cụ này thì mẹ có thể nấu bữa ăn dặm cho bé một cách nhanh chóng và tiên lợi nhất.

Bộ dụng cụ chế biến món ăn dặm cho bé 6 tháng

cac mon an dam cho be 6 thang tuoi

Bộ dụng cụ giúp mẹ chế biến thức ăn cho bé bao gồm: chén nghiền có nhiều rãnh và chày gỗ giúp nghiền thịt , cá; lưới rây dùng để lọc thực phẩm lấy độ mịn; bàn mài đinh có máng dốc dùng để tách riêng nước và cái; bàn vắt (cam, chanh); thìa dùng để dầm và cắt mỳ, thìa dùng để xúc cháo.

Cân định lượng

cac mon an dam cho be 6 thang tuoi

Các mẹ nuôi con ăn dặm nên chuẩn bị một chiếc cân 0.5 kg hoặc 1 kg để định lượng nguyên liệu và khẩu phần ăn của bé.

"Mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày ngày, rồi nuôi con khôn lớn tuy vất vả nhưng đó là điều tuyệt vời nhất mà người phụ nữ nào cũng muốn được trải nghiệm. Chăm sóc con lúc mới sinh có lẽ là vất vả nhất, phải để ý nhất nhiều. Chăm sóc trẻ khi mùa đông lạnh đã khó, chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè  còn khó hơn, đòi hỏi mẹ phải chú ý rất nhiều, làm sao cho con cảm thấy thoải mái nhất". 

Ly, muỗng định lượng

cac mon an dam cho be 6 thang tuoi
Ly và muỗng định lượng cũng là dụng cụ không thể thiếu khi các mẹ chế biến món ăn cho bé. Việc dùng ly, muỗng để định lượng món ăn của bé sẽ được đảm bảo, không bị mặn, nhạt, đặc, hay loãng nữa.

Đồng hồ hẹn giờ

Khi chế biến món ăn dặm cho bé, mẹ nên chuẩn bị đồng hồ hẹn giờ, giúp mẹ canh được độ mềm chuẩn trong trường hợp cần làm mềm các loại thực phẩm cho phù hợp bé theo từng độ tuổi. Tránh được tình trạng món ăn của bé bữa thì cứng quá, bữa thì vừa mềm, bữa thì nhừ quá. Thức ăn dành cho bé ăn dặm thì cần độ mềm thích hợp với độ tuổi của bé. Ngoài ra, việc dùng đồng hồ hẹn giờ sẽ giúp các mẹ tránh tình trạng làm cháy khét món ăn do còn bận vào việc khác.

Dao, thớt, nồi, chảo

Những vật dụng này thường có sẵn trong bếp nhà mình. Các mẹ nên sắm thêm 1 nồi nhỏ và 1 chảo nhỏ có nắp sẽ tiện hơn cho mẹ khi chế biến một lượng ít thức ăn cho bé.

Việc chuyển từ giai đoạn nuoi con bang sua me hoàn toàn sang việc cho con ăn dặm sẽ khiến nhiều mẹ bỡ ngỡ, không biết cho con ăn món gì là tốt. Mỗi giai đoạn nuôi con nào cũng sẽ có những khó khăn nhất đinh. chỉ cần các mẹ bỏ công sức, thời gian và tình yêu thương dành cho con thì không có gì là các mẹ không làm được cả. Chúc các mẹ thành công!







Phụ nữ mang thai là hết sức nhạy cảm với nhiều yếu tố ảnh hưởng từ môi trường, các cụ ngày xưa có rất nhiều điều kiêng kỵ dành cho phụ nữ mang thai đặc biết là 3 tháng đầu. Các cụ vẫn dạy "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" vì vậy các bà bầu vẫn rất kỹ càng trong việc kiêng kỵ một số hoạt động. Sau đây xin liệt kê những điều cấm kỵ tâm linh khi mang thai 3 tháng đầu.
tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu

1. Kiêng chụp ảnh
Việc kiêng kỵ chụp ảnh là do theo quan niệm dân gian thì cho rằng chụp ảnh thì khi đứa trẻ được sinh ra sẽ vô duyên. Có vẻ điều kiêng kỵ này là không có căn cứ. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này, việc chụp ảnh thông thường không có hại gì cho cả mẹ và bé, thậm chí siêu âm cũng không gây hại. Vì vậy quan điểm này là sai lầm, các mẹ không cần phải thực hiện theo.
tu the nam ngu tot cho ba bau

"Khi mang thai các mẹ luôn băn khoăn không biết nên chọn sữa bầu gì, nhất là ba tháng đầu, với những câu hỏi đặt ra như mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì, uống sữa như thế nào thì tốt, uống bao nhiêu là đủ,..."
2. Kiêng đi dự đám ma
Đám ma thì luôn mang tới những điều không may mắn, người xưa quan niệm phụ nữ mang thai có thể bị nhiễm âm khiến cho thai nhi có thể bị ma ám, nhập vào khiến cho trẻ sinh ra sau này còi cọc, khó nuôi. Do đó các bà bầu thường kiêng kỵ việc đi tham dự đám ma.
Theo các nhà khoa học, điều kiêng kỵ này là có căn cứ khi mà trong đám tang có nhiều khí nhiễm khuẩn do người đã chết phát tán ra đồng thời trong đám ma cũng đông người khiến cho các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan khiến cho mẹ bầu dễ bị nhiễm các loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. 
3. Không nên ngồi xổm khi bụng to
Theo các chuyên gia, việc ngồi xổm không tốt cho bà bầu, nó ảnh hưởng tới tử cung của bà bầu, có thể làm cho thai nhi bị trễ nải khiến cho việc đi lại hoạt động sau này khó khăn. Ngoài ra, bà bầu nên chú ý tới nhiệt độ của nước tắm, nước gội đầu vì nếu quá nóng hoặc quá lạnh khiến cho ảnh hưởng tới thai nhi.
4. Không nên cắt tóc khi mang thai
Các bà các mẹ ngày xưa có quan niệm khi mang thai mà cắt tóc ngắn thì cuộc đới đứa bé sẽ ngắn. Quan niệm này có lẽ xuất phát từ quan điểm của các cụ ngày xưa, mái tóc thể hiện vẻ đẹp, đức hạnh của người phụ nữ, là biểu hiện của sức khỏe. Vì vậy các bà các mẹ ngày xưa rất kiêng kỵ việc cắt tóc khi mang thai. Không có nghiên cứu nào chứng mình việc cắt tóc của mẹ ảnh hưởng tới tuổi đời của thai nhi, vì vậy việc cắt tóc là an toàn.
nhung dieu can tranh khi mang thai
5. Kiêng thông báo tin vui cho mọi người biết
Một trong số những điều cần tránh khi mang thai theo quan niệm của các cụ ngày xưa là giữ tin vui càng lâu càng tốt. Ngày xưa thì việc thai nhi tử vong khá nhiều, các cụ có quan niệm "nói trước bước không qua" nên là thông thường tin vui hay dự định gì đó thường hay được mọi người giữ kín. Dù sao việc báo tin ầm ĩ ngay khi mới mang thai, hoặc giấu diếm tới tận ngày sinh nở cũng đều là việc không tốt.
6. Không được đan len 
Quan niệm tâm linh tiếp theo mà mẹ bầu được dặn là phải kiêng đó chính là không nên đan len, các cụ ngày xưa cho rằng đan len khiến cho thai nhi có nguy cơ bị dây rốn quấn cổ làm  cho khó khắn trong việc sinh nở. Thực ta thì đan len là một công việc hết sức bình thường, đó là niềm vui cảu các mẹ bầu khi mang thai, họ muốn tự tay đan cho con những món đồ nhỏ nhỏ xinh xinh thể hiện tình mẫu tử. Nhưng việc đan len có hại cho sức khỏe mẹ bầu vì phải tập trung cao độ, tư thế ngồi lâu làm cho mẹ bầu đau lưng, vì vậy khuyến cáo các bà bầu nên đan len một cách điều độ.
mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì


7. Không nên thăm bà bầu khác
Quan điểm này cho rằng khi hai bà bầu gặp nhau sẽ làm cho bé bị sinh non khiến cho các mẹ bầu lo sợ. Trên thực tế thì điều này chưa được chứng thực.
Ngoài những điều cần tránh thì phụ nữ mang thai cũng cần quan tâm tới các tu the nam ngu tot cho ba bau để có giấc ngu ngon đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Bài viết này chỉ mang tính chất liệt kê những quan điểm tâm linh mà các cụ thường khuyên mẹ bầu nên tránh còn những quan điểm này chưa được kiểm chứng, các mẹ bầu cần cân nhắc khi áp dụng nhé !