Tâm trạng khi mang thai có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ đặc biệt là nó có ảnh hưởng lớn tới thai nhi. Không chỉ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non mà theo những nghiên cứu về tâm lý thì tâm trạng người mẹ ảnh hưởng lớn tới sự hình thành tính cách, tinh thần của bé sau khi sinh. Bài viết sau xin đề cập tới vấn đề tâm trạng của mẹ ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
Tâm trạng khi mang thai ảnh hưởng tới trẻ |
Theo nhiều nghiên cứu, nếu khi mang thai bà bầu duy trì được tâm lý, tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan thì trẻ sinh ra sẽ khỏe mạnh vui tươi, hồn nhiên hơn những điều cần tránh khi mới mang thai là mẹ không nên lo lắng, u buồn sẽ tiết ra một số chất ảnh hưởng tới tâm lý thai nhi, vì những chất đó có thể truyền qua nhau thai vào cơ thể bé. Vì vậy trong thời gian mang thai, tâm trạng mẹ càng thoải mái càng tốt, cười thật nhiều, thật vui vẻ. Tâm trạng mẹ ảnh hưởng tới trẻ như sau:
1. Ảnh hưởng tới trí thông minh
Theo những nghiên cứu gần đây thì tâm trạng của mẹ ảnh hưởng sâu sắc tới tâm trạng và sự phát triển của bé. Nếu trong giai đoạn mang thai mẹ bầu có tâm trạng bồn chồn lo lắng thì sẽ hảng hưởng tới khả năng tập trung của trẻ. Khi mẹ bị suy sụp tinh thần, có những cú sốc tâm lý khiến mẹ bầu trở nên ít nói, trầm cảm, thậm chí tự kỷ, khiến mẹ bầu trở nên chậm chạp, tăng cân nhiều hơn gây ảnh hưởng tới sự trao đổi chất giữa mẹ và bá khiến cho thai nhi không nhận được đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sự phát triển của não.
Ngoài ra để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thì mẹ bầu cũng nên quan tâm sữa nào tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm đôi khi không đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ xem loại sữa nào phù hợp với mình, dễ uống để đưa ra sự lựa chọn chính xác nhất.
2. Trẻ có nguy cơ tăng động cao
Khi mang thai nếu mẹ bầu liên tục bị căng thẳng, cơ thể có thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine, hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến cho bà bầu dễ nóng giận, trở nên kích động hơn. Không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà nó có thể truyền cho bé thông qua nhau thai khiến cho trẻ cũng bị ảnh hưởng, làm cho hệ thần kinh của trẻ không ổn định, nguy cơ mắc chứng tăng động cao. Việc điều trị tăng động ở trẻ hiện nay rất khó chữa nên mẹ cần phòng tránh những nguy cơ đó nhé.
3. Nguy cơ bị rối loạn tâm lý cả mẹ và thai nhi
Tâm trạng mẹ không tốt chắc chắn là do ảnh hưởng từ yếu tố gì đó, tâm lý của mẹ có thể bị rối loạn vì những suy nghĩ không đồng nhất khiến cho mẹ bị rối loạn tâm lý, ảnh hưởng nhiều tới thai nhi. Trẻ sinh ra có nguy cơ tự kỷ, hoặc tăng động. Đặc biệt nếu mẹ có những tâm trạng không tốt vào những giai đoạn cuối thai kỳ thì sự ảnh hưởng tới thai nhi lại càng nghiêm trọng.
4. Ngôn ngữ của trẻ có thể bị ảnh hưởng
Theo thống kê thì có tới 15% số trẻ gặp vấn đề về khả năng ngôn ngữ do có mẹ trong thời kỳ mang thai có những vấn đề về tâm lý. Nguyên nhân có thể là do trong giai đoạn mà mẹ bị ảnh hưởng tâm lý khiến mẹ bỏ bê ăn uống, không quan tâm tới dinh dưỡng của thai nhi khiến cho bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, khiến cơ thể và trí não chậm phát triển, ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của trẻ.
5. Ảnh hưởng tới sự biểu hiện tính cách của trẻ
Nếu trong thời gian mang thai, mẹ thường xuyên nổi giận cáu gắt, khó tính thì khi con sinh ra bé sẽ khó tính, tính cách bướng bỉnh, cứng rắn.
>>> Xem thêm bài viết: Những xét nghiệm quan trọng mà các mẹ bầu không nên bỏ qua
0 nhận xét :
Đăng nhận xét